Bối cảnh lịch sử Cộng_hòa_Lan_Phương

Kể từ sau những chuyến thám hiểm "dương uy" của Trịnh Hòa, nhiều người Hán bắt đầu di cư lập nghiệp ở vùng biển phía Nam ngoài cương thổ Trung Hoa, trong đó có một số lượng đáng kể định cư ở các đảo quốc vùng Đông Nam Á. Số lượng này càng tăng lên vào cuối thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18, khi mà triều đình ngoại tộc Mãn Châu đã chiếm được Trung Hoa và diệt trừ các thế lực phục hưng của người Hán. Bên cạnh những người Hoa kiều di cư vì lý do kinh tế, một số lượng lớn Hoa kiều di cư vì lý do tị nạn chính trị, tránh họa binh lửa và không muốn sống dưới ách thống trị của người Mãn Châu.

Đây cũng là thời kỳ các thực dân châu Âu mở các thị trường mới tại các đảo quốc Đông Nam Á, chủ yếu là sự tranh giành thị trường giữa 2 cường quốc biển là Bồ Đào NhaHà Lan. Với sức mạnh vượt trội của vũ khí, các công ty Đông Ấn của Bồ Đào Nha, Anh giành được quyền thiết lập các thương điếm, hình thành các khu nhượng địa mà ở đó họ hành xử như một vương quốc địa phương, liên minh hoặc cắt đứt quan hệ với các vương quốc lân cận, buôn bán rộng rãi cả với Trung Hoa, Ấn ĐộChâu Âu.

Trước sức mạnh xâm nhập thị trường của các thực dân châu Âu, cộng đồng người Hoa cũng dần hình thành những mô hình công ty mậu dịch tương tự các công ty Đông Ấn, được biết đến qua các ghi chép của người Bồ Đào Nha, với tên gọi là các kongsi (Hán Việt: Công ty). Dù không có được sức mạnh vũ khí, nhưng với trình độ tổ chức, họ dễ dàng được các tiểu vương các đảo quốc cho phép hưởng đặc quyền tự trị như các công ty Đông Ấn châu Âu trong một số lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực khai khoáng.[1]

Đứng đầu các kongsi là các thủ lĩnh mà người Bồ Đào Nha gọi là Kapitein hoặc Majoor, Major, nhưng được biết đến nhiều nhất với tên gọi Kapitan[2][3]. Các kapitan hầu hết là những người có uy tín trong cộng đồng người Hoa tại địa phương, được bầu lên để lãnh đạo cộng đồng dưới hình thức kongsi. Họ thường xuyên thiết lập mối quan hệ tốt với các thủ lĩnh địa phương cũng như liên minh với các kongsi khác để chống lại sự xâm nhập của thực dân châu Âu. Sự khôn khéo cùng với hành xử tôn trọng văn hóa địa phương, họ dần chiếm được cảm tình của các thủ lĩnh địa phương, trong một số trường hợp còn được xem như là người bảo hộ các bộ tộc địa phương trước các thực dân châu Âu, hoặc là người hòa giải xung đột giữa các bộ tộc. Do đó, thế lực các kongsi ngày càng mở rộng, thậm chí trở thành những vương quốc độc lập trên thực tế, dưới quyền lãnh đạo của cộng đồng người Hoa, đứng đầu bởi các kapitan.[4][5]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cộng_hòa_Lan_Phương http://www.bt.com.bn/golden-legacy/2011/05/23/saga... http://books.google.ca/books?id=QKgraWbb7yoC&pg=PA... http://books.google.ca/books?id=RkWCNJCl0WAC&pg=PA... http://www.stnn.cc:82/culture/reveal/t20060529_223... http://www.manifestajournal.org/online-residencies... https://books.google.com/books?id=0nGtGiLEbQYC https://books.google.com/books?id=38YnAQAAIAAJ https://books.google.com/books?id=3TvTAAAAMAAJ https://books.google.com/books?id=4WK2s2ogHEAC https://books.google.com/books?id=5dkSAAAAIAAJ